I. ĐÁNH GIÁ CUỘC THI NĂM HỌC 2016-2017
1. Ưu điểm:
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, năm học 2016-2017 Sở GDĐT đã có văn bản chỉ đạo triển khai cuộc thi KHKT (chỉ đạo từ tháng 4/2016), trên cơ sở đó các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức và tham gia cuộc thi.
Số lượng đề tài qua sơ duyệt được dự thi có 49 đề tài của 29 đơn vị, trong đó có 16 đề tài của học sinh THCS thuộc 8 phòng GDĐT.
- Đối với học sinh THCS:
Năm nay có nhiều đề tài của học sinh THCS tham gia và chất lượng cũng đã có nhiều tiến bộ hơn năm trước rất nhiều. Qua thực tiễn tại địa phương, dưới sự dẫn dắt của thầy cô hướng dẫn, các em đã có được những sản phẩm dự thi có giá trị khoa học và ứng dụng cao trong đời sống lao động sản xuất của người nông dân ở địa phương như:
+ Đề tài “Máy bơm nước tự áp” của học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong - Huyện Kbang;
+ Đề tài “Sử dụng phế phẩm nông nghiệp để nuôi giun đất góp phần bảo vệ môi trường và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi” của học sinh Trường THCS Quang Trung, Kông Chro…
+ Đề tài “Bể nước nóng năng lượng mặt trời dành cho người nghèo” của học sinh Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, Ayun Pa…
BTC và Ban Giám khảo đã đánh giá rất cao lòng say mê, yêu thích khoa học của các em.
Hình 1: Ban Giám khảo đang chấm thi lĩnh vực
- Đối với học sinh THPT:
Các em có phần thuận lợi hơn học sinh THCS, nên đã có nhiều đề tài tham gia hơn. Ngoài trường có điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu khoa học như trường THPT Chuyên Hùng Vương. Học sinh các trường khác đa số có điều kiện khó khăn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đã có nhiều học sinh tham gia làm khoa học; kết quả nghiên cứu của các em rất đáng khen ngợi như những học sinh ở trường: THPT Lê Hồng Phong, THPT Ya Ly, THPT Phạm Văn Đồng, THPT Trường Chinh, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Chúng ta rất mừng và khẳng định rằng khả năng nghiên cứu, tìm tòi trong khoa học của thầy cô giáo và học sinh của chúng ta không thua kém học sinh ở vùng đồng bằng, vùng thuận lợi.
Thể hiện qua các kết quả dự thi cấp Quốc gia ở các năm trước và kết quả của cuộc thi năm nay; nhiều đề tài được Ban Giám khảo đánh giá cao về phương diện khoa học, có nhiều tính mới, sáng tạo và khả năng ứng dụng tốt trong thực tiễn như:
+ Đề tài “Nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tim mạch từ các phế phẩm thực vật của học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương.
+ Đề tài Hệ thống điều khiển bơm nước thông minh của học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo.
Hình 2: Học sinh chụp ảnh lưu niệm với PGS TS Nguyễn Danh
2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực cuộc thi vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Về mặt số lượng tham gia của các đơn vị:
+ 21/47 trường THPT tham gia dự thi;
+ 8/17 Phòng GD&ĐT tham gia dự thi.
Với số lượng tham gia dự trên chỉ đạt khoảng 50% chỉ tiêu đặt ra theo kế hoạch.
- Về lĩnh vực dự thi: Số lượng lĩnh vực dự thi cụ thể có 12/22 lĩnh vực (tuy nhiên có một số lĩnh vực còn ít đề tài dự thi như Cơ khí, KHXH, Y học)
- Về cập nhật thông tin, nghiên cứu hồ sơ, quy chế trong quá trình làm đề tài dự thi của một số trường chưa tốt; có một số trường tham gia chỉ mang tính phong trào; nhiều báo cáo đề tài chưa rõ ràng, còn chung chung.
- Đối với học sinh, các em chưa rèn luyện kỹ năng diễn đạt và kỹ năng bảo vệ đề tài trước Ban Giám khảo.
II. KẾT QUẢ CUỘC THI
Qua 02 vòng thi, với 49 đề tài dự thi Ban Giám khảo đã chọn được 06 đề tài tiêu biểu để tiếp tục tham gia dự thi cấp Quốc gia, cụ thể như sau:
1. Đề tài đạt Giải Nhất: “Nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tim mạch từ các phế phẩm thực vật” – Lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe, tác giả là học sinh Lê Thị Cẩm Tú và Phạm Ngọc Thiện – Lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương.
2. Đề tài đạt Giải Nhì gồm 2 đề tài
- Đề tài “Hệ thống điều khiển bơm nước thông minh” – Lĩnh vực Kĩ thuật điện, điện tử và cơ khí, tác giả là học sinh Hồ Hữu Lộc và Nguyễn Duy Sỹ lớp 11 Trường THPT Trần Hưng Đạo;
- Đề tài “Tận dụng nguồn phế thải từ cây Điều (Anacardium occidentale L.) tạo sản phẩm đánh giá khả năng hạn chế bệnh sâu răng ở người” – Lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe, tác giả là học sinh Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thuý Hiền Trường THPT chuyên Hùng Vương.
3. Đề tài đạt Giải Ba gồm 3 đề tài
- Đề tài “Nghiên cứu điều chế xà phòng thảo dược thiên nhiên từ lá và hoa cây cúc quỳ (Tithonia diversifolia) để phòng và chữa trị các bệnh ngoài da trên người tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai” – Lĩnh vực Hóa-Sinh, tác giả là học sinh Phan Thị Thanh Thu và Huỳnh Thu Trang lớp 12 Trường THPT Lê Hồng Phong;
- Đề tài “Khảo sát tác dụng phối hợp giữa phân hữu cơ Dã quỳ với nấm Trichoderma sp và Cúc vạn thọ trong việc phòng trừ tuyến trùng, nâng cao năng suất cho cây Hồ tiêu ở huyện Chư Sê, Gia Lai” – Lĩnh vực Khoa học thực vật, tác giả là học sinh Nguyễn Thị Ngân Nga và Hoàng Minh Hồng lớp 12 Trường THPT Trường Chinh
- Đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trong nước và ứng dụng làm phân bón từ bã cà phê” – Lĩnh vực Hóa-Sinh, tác giả là học sinh Nguyễn Bá Phong Lê Thanh Hiền Trường THCS Tôn Đức Thắng, Pleiku.
Hình 3: Học sinh nhận giải thưởng
Nhìn chung, chất lượng đề tài tham gia năm nay đồng đều hơn; các đề tài được đầu tư công phu hơn không chỉ đối với các đề tài của học sinh THPT mà đề tài của học sinh THCS cũng đã tiếp cận gần với cách anh chị bậc THPT.
Điểm nổi bậc của năm nay là các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ thuật điện – Điện tử và tự động hóa có chất lượng nâng lên đáng kể; những lĩnh vực mới và khó như Y học cũng đã có học sinh thực hiện tốt đề tài.
Qua các đề tài dự thi ta thấy: Mặc dù những sản phẩm, đề tài của các em vẫn còn những hạn chế nhất định. Song, chúng ta có quyền tự hào rằng thế hệ học sinh trung học của chúng ta hôm nay đã có nhiều em say mê nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức liên môn trong trường học để giải quyết những vấn đề thực tiễn; biết vận dụng những lý thuyết khô khan thành những mô hình, sản phẩm thực tế sinh động, khơi gợi những ý tưởng khoa học to lớn hơn, tốt đẹp hơn cho tương lai.
Bài, ảnh: Nguyễn Văn Tàu – Phòng GDTrH
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu về trường THPT DTNT Đông Gia Lai Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thuộc các huyện thị phía Đông Nam của tỉnh, đồng thời để tạo nguồn đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các vùng này; Tỉnh ủy, UBND tỉnh...